HIV hiện nay không còn quá xa lạ với cộng đồng. Tuy nhiên, việc lây nhiễm HIV qua đường tình dục đang có xu hướng tăng lên. Để bảo vệ bản thân tránh khỏi căn bệnh thế kỷ này, hãy trang bị những kiến thức quan hệ tình dục an toàn. Dưới đây là những cách quan hệ tình dục không bị nhiễm HIV mà bạn nên biết mà Chéri-Cherry muốn giới thiệu đến bạn.
HIV là gì? Tại sao quan hệ tình dục lại nhiễm HIV?
HIV là một loại bệnh gây suy giảm hệ thống miễn dịch, làm cho cơ thể mất khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Điều này có thể dẫn đến tỷ lệ tử vong cao nếu không có điều trị theo đúng phác đồ.
Có 3 con đường lây nhiễm HIV, cụ thể đó là:
- Lây nhiễm qua đường máu hoặc các chế phẩm có máu bị nhiễm HIV.
- Lây nhiễm từ mẹ sang con trong thời kì mang thai, mẹ bầu nuôi con và cho con bú.
- Lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục.
Do đó, quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV từ bạn tình.
Cách quan hệ tình dục không bị nhiễm HIV
Khi tiếp xúc tình dục với người nhiễm HIV qua các hình thức như quan hệ dương vật – âm đạo, hậu môn – dương vật, dương vật – miệng, các chất lỏng từ người nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể của người không mắc bệnh, tăng nguy cơ lây truyền HIV.
Để tránh nhiễm HIV trong quan hệ tình dục, có những điều cần lưu ý sau:
1. Sử dụng bao cao su
Việc sử dụng bao cao su khi quan hệ là biện pháp phòng ngừa HIV mà bạn nên áp dụng. Việc này không chỉ đơn giản và dễ thực hiện mà còn có chi phí thấp. Trên thị trường hiện nay, có bao cao su dành riêng cho nam và nữ. Không chỉ ngăn ngừa HIV, bao cao su còn giúp ngăn chặn các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai và ngăn tránh thai không mong muốn.
Tuy nhiên, việc sử dụng bao cao su không hoàn toàn ngăn chặn HIV, đặc biệt là khi bao cao su hết hạn, sử dụng không đúng cách, không phù hợp kích thước, hoặc bị hỏng trước khi sử dụng. Vì vậy, để có hiệu quả bảo vệ tốt nhất, trước khi sử dụng bao cao su, bạn cần kiểm tra chất lượng và áp dụng cách sử dụng đúng cách.
2. Hạn chế quan hệ tình dục với nhiều người
Theo các chuyên gia, nguy cơ mắc HIV và các bệnh xã hội khi quan hệ với nhiều người là rất cao. Bởi lẽ, bạn không thể biết bạn tình của bạn đã quan hệ với bao nhiêu người và họ có một đời sống tình dục an toàn hay không.
Vì vậy, một trong những cách để tránh nhiễm HIV và giảm nguy cơ mắc bệnh là hạn chế số lượng “đối tác” của mình, chung thủy và duy trì một lối sống tình dục an toàn với một người bạn đời duy nhất.
Khả năng lây bệnh khi quan hệ tình dục với người nhiễm HIV
Ngoài các biện pháp và cách quan hệ tình dục không nhiễm HIV, khả năng mắc bệnh khi quan hệ tình dục với người nhiễm cũng là vấn đề được quan tâm.
Theo đánh giá của các chuyên gia, việc nhiễm bệnh khi quan hệ với người nhiễm HIV phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Số lần và tần suất quan hệ.
- Lượng virus trong cơ thể người nhiễm.
- Việc sử dụng bao cao su đúng cách.
- Có tổn thương hay vết xước trên cơ quan sinh dục hay không.
- Loại hình quan hệ: âm đạo – dương vật, hậu môn hoặc qua đường miệng.
Tuy tỷ lệ nhiễm HIV khi quan hệ với người nhiễm thấp, khoảng từ 0.03 – 1%, nhưng không nên coi thường vì nguy cơ vẫn có thể xảy ra.
Lỡ quan hệ với người nhiễm HIV thì phải làm sao?
Khi đã lỡ quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV, điều đầu tiên cần làm là phải thật bình tĩnh và xem xét các trường hợp sau đây để có hướng xử lý tốt nhất.
Trường hợp quan hệ có sử dụng bao cao su
Khi quan hệ với người nhiễm HIV mà có sử dụng bao cao su chất lượng, bạn có thể không cần phải lo lắng quá nhiều vì nguy cơ lây bệnh thực sự rất thấp. Tỷ lệ an toàn có thể lên đến 80 – 90%.
Trường hợp quan hệ không sử dụng bao cao su
Khi quan hệ tình dục với người nhiễm HIV mà không sử dụng bao cao, có những điều cần lưu ý:
- Đánh giá nguy cơ nhiễm bệnh dựa vào tần suất quan hệ và có sự thô bạo trong quan hệ không.
- Tìm sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia y tế.
- Thực hiện các xét nghiệm máu để đánh giá nguy cơ tiếp xúc với HIV. Tuy nhiên, cần nhớ rằng kết quả ban đầu có thể âm tính do thời gian ẩn bệnh, và kết quả chính xác nhất sẽ phải chờ ít nhất 3 tháng.
Hiện nay, để sàng lọc HIV, bạn có thể chọn lựa giữa các loại xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm test nhanh với kháng thể, có thể tự thực hiện tại nhà để phát hiện kháng thể HIV trong máu hoặc dịch tiết cơ thể.
- Xét nghiệm kháng nguyên/kháng thể: phát hiện sự có mặt của kháng thể và kháng nguyên HIV trong cơ thể.
- Xét nghiệm axit nucleic để tìm virus HIV trong máu, đo tải lượng virus hoặc xác định tính dương hay âm tính với HIV.
Tuy nhiên, chi phí thực hiện xét nghiệm này khá cao.
Dấu hiệu phơi nhiễm HIV sau khi quan hệ với người bệnh
Sau khi tiếp xúc không an toàn với người nhiễm HIV, những dấu hiệu phơi nhiễm phổ biến có thể bao gồm:
- Cảm giác mệt mỏi, sốt và đau họng kéo dài, mặc dù ở một số người có hệ miễn dịch tốt, các triệu chứng này có thể không xuất hiện.
- Xuất hiện các vết loét ở miệng hoặc khu vực sinh dục.
- Đau nhức ở xương khớp.
- Đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.
- Cảm giác chán ăn và buồn nôn.
- Đau, nóng rát ở vùng kín khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục.
Để phòng tránh nguy cơ nhiễm HIV, việc thực hiện các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục là cần thiết. Nếu nghi ngờ về nguy cơ phơi nhiễm HIV, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được tư vấn, kiểm tra và đưa ra phác đồ điều trị sớm nhất.